Đòn Bẩy Chứng Khoán – Margin (lợi và hại)


Đòn Bẩy Chứng Khoán – Margin (lợi và hại)

Những thông tin hữu ích, lợi và hại của đòn bẩy chứng khoán

Khái niệm: Margin hay giao dịch ký quỹ là một thuật ngữ chỉ việc dùng đòn bẩy tài chính trong đầu tư chứng khoán. Đây là dịch vụ cung cấp bởi công ty chứng khoán cho phép NĐT vay tiền để mua số lượng cổ phiếu có giá trị lớn hơn giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư có trong tài khoản chứng khoán.

Cách dùng
Nhà đầu tư chỉ cần ký một hợp đồng giao dịch ký quỹ với công ty chứng khoán là có thể sử dụng.
Những cổ phiếu và tiền trong danh mục hiện tại của bạn sẽ là tài sản đảm bảo cho khoản vay đó. Giống như cách bạn vay mua nhà, chỉ với 300tr bạn có thể sở hữu ngay căn nhà 1 tỷ đồng. Thì chứng khoán cũng vậy, nếu bạn đang có 100tr bạn có thể mua được 200tr giá trị cổ phiếu vì bạn vay Margin từ công ty chứng khoán thêm 100tr để đầu tư vào chứng khoán.
Tất nhiên phần vay thêm này công ty sẽ tính lãi suất cho khoản vay của bạn.

Sức mua
Số tiền tối đa NĐT có thể mua được đối với mã cố phiếu đó (tiền NĐT + tiền cho vay)
Do số tiền nhà đầu tư được vay tùy thuộc vào cổ phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ, tùy thuộc vào từng thời điểm, tùy thuộc vào CTCK. Theo đó tỷ lệ đòn bẩy cũng sẽ khác nhau dẫn đến sức mua cũng khác nhau.
Ví dụ:
Nhà đầu tư có 100 triệu dự tính mua cổ phiếu VNM
CTCK A: cho vay tỷ lệ 50% - sức mua tối đa: 100/( 1- 0.5) = 200 triệu
CTCK B: Cho vay tỷ lệ 40% - sức mua tối đa: 100/( 1 – 0.6) = 166 triệu
CTCK C: Cho vay tỷ lệ 30% - sức mua tối đa: 100/( 1- 0.3) = 142 triệu

Với những cổ phiếu tốt nhất trên thị trường hiện giờ thì Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng chỉ cho phép CTCK cho NĐT vay với tỷ lệ 50%, tức là nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy tối đa 1:2 . Tuy nhiên, một số CTCK có thể lách luật cho phép nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy cao hơn lên tới 1:3, thậm chí 1: 4 khi NĐT mua cổ phiếu tốt mà CTCK có thể kiếm soát được rủi ro.

Để kiểm soát được rủi ro, đảm bảo thu hồi được khoản đã cho vay thì CTCK sẽ thay đổi chính sách vay của mình tùy từng thời điểm. Thị trường tốt cho vay nhiều hơn, thị trường xấu cho vay ít hơn. Hoặc cổ phiếu có thông tin xấu bất thường cũng sẽ bị thay đổi tỷ lệ cho vay.

Trường hợp NĐT vẫn còn sức mua nhưng không thể mua được cổ phiếu đó có thể do hạn mức cho vay tối đa của CTCK đối với cổ phiếu đó đã hết( tối đa 5% VĐL) do khách hàng ồ ạt dồn mua mã đó, hoặc hạn mức cho vay tối đa của NĐT đó đã hết. Vấn đề này do quản trị rui ro của từng công ty.

Tỷ lệ ký quỹ
Tỷ lệ ký quỹ ban đầu là số tiền yêu cầu ký quỹ đối với tổng giá trị mua
Ví dụ: Cổ phiếu A công ty chứng khoán cho vay 60%, vậy tỷ lệ ký quỹ 40%.
Tỷ lệ ký quỹ hiện tại = Tài sản ròng/ Tổng tài sản
Tài sản ròng là giá trị của lượng cổ phiếu và tiền bạn có trên tài khoản sau khi đã trừ nợ vay marin( gồm cả gốc và lãi), tính theo giá trị thị trường hiện tại.
Tổng tài sản là giá trị của lượng cổ phiếu bạn đã mua và giá trị tiền hiện có

Tỷ lệ Call Margin
Đây là mức tỷ lệ ký quỹ margin tối thiểu bạn phải duy trì. Tùy từng công ty chứng khoán mà ngưỡng này có sự thay đổi khác nhau. Thông thường là 40%.
Nghĩa là khi giá cổ phiếu bạn mua bị giảm làm cho tỷ lệ ký quỹ thấp hơn ngưỡng này thì công ty chứng khoán sẽ gọi điện, nhắn tin thông báo bạn bổ sung ký quỹ.
Sau 3 ngày, bạn vẫn chưa thực hiện bổ sung. Công ty chứng khoán có quyền bán cổ phiếu của bạn để thu hồi nợ.
Có thể hiểu đơn giản rằng bạn đang bị siết nợ

Tỷ lệ Force sell
Đây là mức tỷ lệ margin cảnh báo cuối cùng nếu dưới ngưỡng này bạn không bổ sung tài sản trong ngày thì công ty chứng khoán sẽ tự động bán cổ phiếu của NĐT.
Thông thường ngưỡng này ở các công ty chứng khoán là 25%.

Lợi ích và rủi ro khi dùng margin:
- Lợi ích: giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuân
- Rủi ro: Việc sử dụng margin sẽ gây ra áp lực rất lớn cho NĐT nhất là những nhà đầu tư nào chưa có kinh nghiệm tham gia vào thị trường

  • Áp lực phải trả lãi margin: Lãi vay của công ty chứng khoán 10 -15%/năm, nếu nđt đầu tư bằng tiền vay thì phải có lợi nhuận cao hơn lãi vay thì mới có lãi.
  • Áp lực khi cổ phiếu giảm giá: Nếu dùng margin mà cổ phiếu giảm giá thì sẽ lỗ nhanh hơn, nhiều hơn khi chỉ đầu tư tiền của mình.
  • Áp lực khi bị call margin: Khi cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư được yêu cầu bổ sung tài sản, nếu không bổ sung sẽ bị bán điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng với nhà đầu tư vì đa phần NĐT đã sử dụng hết khả năng tài chính rồi mới đi vay.

Tất cả áp lực trên sẽ gây tác động lớn đến tâm lý và hành vi của nhà đầu tư. Và rất nhiều nhà đầu tư đã không còn sáng suốt xử lí khi bị Call margin dẫn đến thiệt hạn nặng nề trong đầu tư.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đầu tư hiệu quả

------

Finos team


Chúng tôi rất vui khi được hỗ trợ bạn.

Phone/Zalo: 0912.44.8008

Fb: https://www.facebook.com/finos...

.