Cổ phiếu bị cảnh báo, cổ phiếu bị kiểm soát, cổ phiếu tạm ngưng giao dịch


Cổ phiếu bị cảnh báo, cổ phiếu bị kiểm soát, cổ phiếu tạm ngưng giao dịch

Hiện tại thì căn cứ vào mức độ từ nhẹ đến nặng của mức độ vi phạm để cảnh báo nhà đầu tư thì Ủy ban Chứng khoán phân nhóm này ra làm 6 loại. Hiện tại thì căn cứ vào mức độ từ nhẹ đến nặng của mức độ vi phạm để cảnh báo nhà đầu tư thì Ủy ban Chứng khoán phân nhóm này ra làm 6 loại:

  • Cổ phiếu bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường
  • Cổ phiếu bị cảnh báo
  • Cổ phiếu bị kiểm soát
  • Cổ phiếu bị kiểm soát đặc biệt( chỉ có ở HOSE, riêng HNX không có loại này)
  • Cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch
  • Cổ phiếu bị hủy niêm yết buộc

Vi phạm công bố thông tin trong nhiều lần: Chậm nộp báo cáo tài chính, chậm nộp báo cáo thường niên, chậm nộp nghị quyết đại hội đồng cổ đông…đây là một lỗi khá phổ biến và thường bị nhắc nhở kèm phạt vi phạm. Minh bạch là một trong những tiếu chí quan trọng hàng đầu của thị trường chứng khoán.

Ví dụ:

Theo quy định hiện hành thì 3 lần vi phạm công bố thông tin (CBTT) trong 1 năm sẽ bị xếp vào nhóm: Cổ phiếu bị nhắc nhở vị phạm trên toàn thị trường. Nếu 4 lần vi phạm công bố thông tin trong 1 năm thì bị xếp vào nhóm cao hơn: Cổ phiếu bị cảnh cáo. Riêng trương hợp nếu chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm hoặc soát xét bán niên quá 15 ngày so với hạn quy định thì cũng bị xếp luôn vào nhóm: Cổ phiếu bị cảnh báo( không cần đếm đủ 4 lần vi phạm). Nếu tiếp tục vi phạm thêm sẽ bị xếp vào nhóm tiếp dần: Cổ phiếu bị kiểm soát (với sàn HNX/Upcom) hoặc cổ phiếu bị kiểm soát đặc biệt (với sàn Hose); Cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch, cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc.

Vốn điều lệ thực góp giảm xuống dưới mức quy định tổi thiểu của sàn: 120 tỷ đối với sàn hose, 30 tỷ đồng với sàn HNX, 10 tỷ đồng đối với sàn upcom. Căn cứ để tính vi phạm là dựa trên báo cáo tài chính kiểm toán năm hoặc báo cáo tài chính soát xét bán niên. Nếu trên báo cáo tài chính gần nhất sẽ bị xếp vào nhóm: Cổ phiếu bị cảnh báo. Nếu trong báo cáo tài chính kỳ kế tiếp ( 6 tháng) vẫn tiếp tục vi phạm và chưa khắc phục được thì bị xếp vào nhóm cao hơn: Cổ phiếu bị kiểm soát. Và kỳ kế toán tiếp nữa báo cáo tài chính( tức là sau một năm bị xếp vào cổ phiếu bị cảnh báo) vẫn tiếp tục vi phạm và chưa khắc phục được thì bị xếp vào nhóm cuối: Hủy niêm yết bắt buộc.

Ví dụ:

Trong hình trên thì công ty CP Thủy Sản MeKong – AAM đã bị Hose xếp vào diện cổ phiếu bị cảnh báo do vốn điều lệ thực góp< 120 tỷ đồng tại báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2018. Ngoài ra hose không quên nhắc nhở, 1 năm nữa nếu vốn điều lệ thực góp vẫn tiếp tục < 120 tỷ đồng, sẽ bị hủy niêm yết như tại công văn đưa cổ phiếu AAM vào diện cảnh báo và khả năng hủy niêm yết.


Lợi nhuận sau thuế trên Báo Cáo Tài Chính Kiểm Toán năm là số âm: Đây cũng là một lỗi khá phổ biến, nếu bị năm thứ 1 thì sẽ bị xếp vào nhóm: Cổ phiếu bị cảnh báo. Nếu năm thứ 2 liên tiếp bị lỗ thì sẽ xếp nhóm cao hơn: Cổ phiếu bị kiểm soát và đặc biệt là năm thứ 3 liên tiếp bị lỗ sẽ xếp vào nhóm cuối: Cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc.
Ví dụ: Thông báo về việc đưa cổ phiếu TIE vào diện cổ phiếu bị cảnh báo – HOSE

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính kiểm toán năm là số âm (Tức lỗ lũy kế): nếu bị năm thứ 1 thì bị xếp vào nhóm: Cổ phiếu bị cảnh báo, Riêng với sàn Hose, nếu năm thứ 2 liên tiếp trở lên thì sẽ xếp nhóm cao hơn: cổ phiếu bị kiểm soát . Đặc biệt là nếu lỗ lũy kế mà lớn hơn vốn điều lệ thực góp thì xếp luôn vào nhóm cuối: Cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc. Trường hợp nếu lỗ lũy kế lớn hơn vốn điều lệ thực góp nhưng chỉ trong báo cáo tài chính soát xét bán niên thì vẫn chỉ xếp ở nhóm: Cổ phiếu bị kiểm soát.

Ví dụ:

  • Công ty ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh chính: Từ 3 tháng trở lên thì bị xếp vào nhóm: Cổ phiếu bị cảnh báo. Từ 09 tháng trở lên thì bị xếp vào nhóm cao hơn: Cổ phiếu bị kiểm soát và từ 12 tháng trở lên thì bị xếp vào nhóm cuối: Cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc
  • Cổ phiếu không có giao dịch trong thời gian dài: Từ 06 tháng trở lên thì bị xếp vào nhóm: Cổ phiếu bị cảnh báo và từ 12 tháng trở lên thì bị xếp vào nhóm cuối: Cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc.

Về thời gian: Trường hợp nếu bị vi phạm vào diện cổ phiếu bị kiểm soát thì sẽ bị hạn chế thời gian giao dịch. Với sàn Hose thì chỉ được giao dịch 15 phút cuối cùng ( tức phiên khớp lệnh định kỳ - 14h30 đến 14h45) và sàn HNX thì trong 1 tuần chỉ được giao dịch phiên giao dịch cuối tuần (thứ 6)

Xem thông tin cổ phiếu vi phạm ở đâu: Ngoài việc truy cập vào website chính thống của 2 sở Hose, Hnx. Bạn cũng có thể truy cập vào trang café.vn, tìm thông tin cổ phiếu mà bạn quan tâm, có thể thấy như hình sau:

Tổng kết: Việc có các thông báo của 2 sở tạo ra các nhóm cảnh báo như này là để cảnh báo cho nhà đầu tư là cổ phiếu họ quan tâm đang ‘ có vấn đề’ hoặc là minh bạch và cần phải rất cẩn trọng khi chọn mua các mã này. Và tốt nhất là nên tránh các cổ phiếu như vậy. Đó cũng là một cách chọn, 1 tiêu chí để chọn lọc cổ phiếu.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đầu tư hiệu quả

------

Finos team


Chúng tôi rất vui khi được hỗ trợ bạn.

Phone/Zalo: 0912.44.8008

Fb: https://www.facebook.com/finos...

.